Cách sơ cứu bỏng tốt nhất là ngâm, rửa vết bỏng bằng nước lạnh sạch.
Cách sơ cứu khẩn cấp khi trẻ bị bỏng
Ngã vào đám cháy, một phụ nữ bị bỏng trên 90%
Nổ lò luyện thép, 2 công nhận bị bỏng sâu
Sơ cứu khi trẻ bị bỏng như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia, cho biết:
Chào bạn!
Cơ thể bình thường ở nhiệt độ 37 độ C. Khi bị bỏng, cơ thể đã bị mất nhiệt cộng thêm với việc chườm đá lạnh, sự mất nhiệt lại tăng thêm. Các tinh thể đá sẽ làm đông cứng tế bào, gây tổn thương hoại tử ướt nếu chườm, ướp đá dài trên 30 phút. Mức độ tổn thương do bỏng lạnh không nhìn thấy vì đã lẫn vào bỏng nóng nhưng lúc này tình trạng bỏng của bệnh nhân sẽ nặng thêm.
Ngoài sử dụng đá lạnh, nhiều người khi bị bỏng còn bôi kem đánh răng, thậm chí là vôi bột lên vết bỏng điều này là hoàn toàn sai lầm. Kem đánh răng và vôi bột đều là các hóa chất chứa kiềm khi gặp môi trường thuận lợi như các vết thương bỏng sẽ xâm nhập và gây nên biến chứng khác. Ngoài việc bỏng nhiệt, bệnh nhân còn có khả năng bị thêm bỏng kiềm.
Với những trường hợp bỏng do nước sôi, lửa, hóa chất cách xử lý tốt nhất là việc ngâm, rửa vết bỏng với nước đun sôi để nguội hoặc nước sạch. Việc ngâm rửa càng sớm càng sớm càng tốt, thời gian ngâm, rửa khoảng từ 15 - 20 phút. Sau khi ngâm, rửa nên sử dụng băng vải sạch để băng ép nhẹ vùng bị bỏng rồi chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Không nên bôi bất cứ thứ gì theo kinh nghiệm lên vết bỏng vì sẽ làm bệnh nhân thêm đau đớn hoặc nhiễm khuẩn.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn